Nội dung, tiêu chí xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Được đăng: Thứ bảy, 05 Tháng 4 2025 11:13
- Lượt xem: 40
(TUAG)- Những nhận thức lý luận mới về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là quá trình nhận thức của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta qua tổng kết và kiểm nghiệm thực tiễn. Tiến trình này ngày càng hoàn thiện và sâu sắc hơn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh đất nước sẽ sẽ tạo ra những cơ hội, thách thức mới, tình hình thế giới cũng không ngừng biến động, chắc chắn những nhận thức lý luận mới về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên mới sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển đưa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.

Để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tiên tiến, hiện đại và hội nhập. Một nền kinh tế có cơ cấu ngành tiên tiến, hiện đại là nền kinh tế có ngành công nghiệp, dịch vụ đạt từ 85% trở lên. Trong đó, các ngành công nghiệp, dịch vụ phải chứa hàm lượng tri thức cao, công nghiệp hướng đến các ngành công nghệ sinh học và gen, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới… đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, chuyển đổi số. Ở Việt Nam, chú ý vừa kết hợp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ vừa kết hợp tự nghiên cứu để từng bước làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ nguồn. Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ, chú ý đầy đủ các khía cạnh vùng, trong đó trú trọng đến các loại vùng chuyên môn (khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc khu kinh tế); vùng kinh tế trọng điểm để bảo đảm động lực và sức lan tỏa; vùng nông thông - thành thị để bảo đảm quá trình đô thị hóa. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, tập trung để kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, từng bước để kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế.
Nền kinh tế hội nhập là nền kinh tế có độ mở, có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó. Trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Thứ hai, nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao. Nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế phát triển ổn định cả trước mắt và lâu dài. Theo hướng này, Việt Nam cần tập trung vào các ngành công nghiệp chế tác, như cơ khí, luyện kim… các ngành đổi mới, sáng tạo (AI) và những ngành mà nước ta có thế mạnh như nông nghiệp và chế biến nông lâm, thủy sản…
Thứ ba, cơ cấu xuất, nhập khẩu hợp lý. Bảo đảm xuất siêu đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong đó trú trọng đến việc xuất các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao nhằm nâng cao giá trị, thu hút vốn, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn lớn của thế giới. Đối với nhập khẩu, chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào, kết hợp nhập khẩu với chuyển giao khoa học công nghệ.
Thứ tư, xác định những ngành hạn chế hoặc không cho phép nước ngoài đầu tư là những ngành nghề có liên quan đến an ninh quốc gia, đến khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế và các ngành nghề qui định theo các điều ước quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có 25 ngành nghề các nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường và 59 ngành nghề các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận có điều kiện, được qui định tại Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thứ năm, xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, chủ động hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, trước hết là xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm minh bảo đảm hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận động và hội nhập. Các chủ thể của nền kinh tế có khả năng tự lập và vươn tầm quốc tế.
Các tiêu chí xây dựng, đồng thời cũng là tiêu chí có thể dùng đánh giá mức độ độc lập tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế. Bước đầu nghiên cứu, có thể đề xuất hai nhóm tiêu chí, trên cơ sở đó hình thành các chỉ tiêu để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Nhóm thứ nhất, năng lực tự chủ của nền kinh tế là độc lập, tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; có thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức tạp, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế... Nhóm này gồm các chỉ tiêu sau:
Một là, cơ cấu ngành kinh tế: Nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam phải là một nền kinh tế tiên tiến, hiện đại.
Hai là, mức tích lũy tự nội bộ nền kinh tế, được tính bằng tỷ lệ tích lũy/GDP. Về nguyên tắc, tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự độc lập tự chủ của nền kinh tế. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào công cụ tích lũy là vàng và ngoại tệ nên khi tỷ lệ tích lũy đạt đến một mức nào đó (khoảng gần 50% trở lên) sẽ phụ thuộc vào giá vàng và tỷ giá, nếu không điều hành vĩ mô tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như trường hợp ở các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
Ba là, tỷ lệ nợ công/GDP là một chỉ số quan trọng để đánh giá về sự bền vững của nền tài chính quốc gia. Nếu nợ chính phủ của một quốc gia quá cao, đây là một dấu hiệu cho thấy quốc gia đó có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, có nguy cơ dẫn tới bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, có trước hợp đặc thù như Mỹ, Nhật Bản có tỷ lệ nợ công/GDP đến hơn 100% nhưng nhờ thực lực của nền kinh tế mạnh và chủ yếu là nợ người dân (phát hành trái phiếu) và thời gian trả nợ dài nên vẫn có khả năng ổn định nền kinh tế. Riêng Nhật Bản hiện tại nợ quốc gia hơn 200% GĐP, đang là cảnh báo của tất cả các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhóm thứ hai, là tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc; bình đẳng, cùng có lợi, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch... Nhóm này gồm các chỉ tiêu:
Một là, độ mở của nền kinh tế, được tính toán bằng công thức: Xuất nhập khẩu/GDP. Khi xuất nhập khẩu/GDP = 1, thì được coi là nền kinh tế mở cửa. Năm 2023, chỉ số này của Việt Nam xấp xỉ = 2, là một trong những nền kinh tế có độ mở nhất nhì thế giới. Ngoài ra xuất khẩu/GDP còn được tính theo 2 chỉ tiêu: Xuất khẩu hàng hóa/GDP, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP. Tỷ trọng này càng cao thì càng thể hiện mực độ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.
Hai là, tỷ lệ GDP khu vực FDI/tổng GDP. Chỉ tiêu này có tính hai mặt. Một mặt thể hiện mức độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, cho thấy mức độ phụ thuộc và lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài. Thông thường, tỷ trọng GDP khu vực FDI/tổng GDP quốc gia khoảng 20% - 30% là tốt nhất, cao hơn là dần chuyển từ phụ thuộc lẫn nhau sang lệ thuộc vào nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Ba là, vốn FDI thực hiện/tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tỷ lệ này ở mức 20% - 30% là bảo đảm cho một nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, cao hơn là dần chuyển từ phụ thuộc vào vốn nước ngoài sang lệ thuộc, tỷ trọng càng cao thì mức độ lệ thuộc càng cao.
Bốn là, xuất khẩu của khu vực FDI/tổng kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tiêu này thể hiện tính quy luật, giai đoạn đầu khi thu hút thành công FDI thì tỷ lệ này thường rất cao, sau đó giảm dần. Hiện tại giá trị sản xuất công nghiệp do khu vực FDI tạo ra trong nền kinh tế Việt Nam rất cao - các doanh nghiệp FDI chiếm 80% giá trị xuất khẩu, đặc biệt hơn còn chiếm 80% giá trị mặt hàng có hàm lượng chất xám cao. Đây là một điểm nghẽn cần quyết tâm, kiên trì tháo gỡ.
P.TT

Để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tiên tiến, hiện đại và hội nhập. Một nền kinh tế có cơ cấu ngành tiên tiến, hiện đại là nền kinh tế có ngành công nghiệp, dịch vụ đạt từ 85% trở lên. Trong đó, các ngành công nghiệp, dịch vụ phải chứa hàm lượng tri thức cao, công nghiệp hướng đến các ngành công nghệ sinh học và gen, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới… đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, chuyển đổi số. Ở Việt Nam, chú ý vừa kết hợp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ vừa kết hợp tự nghiên cứu để từng bước làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ nguồn. Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ, chú ý đầy đủ các khía cạnh vùng, trong đó trú trọng đến các loại vùng chuyên môn (khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc khu kinh tế); vùng kinh tế trọng điểm để bảo đảm động lực và sức lan tỏa; vùng nông thông - thành thị để bảo đảm quá trình đô thị hóa. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, tập trung để kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, từng bước để kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế.
Nền kinh tế hội nhập là nền kinh tế có độ mở, có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó. Trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Thứ hai, nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao. Nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế phát triển ổn định cả trước mắt và lâu dài. Theo hướng này, Việt Nam cần tập trung vào các ngành công nghiệp chế tác, như cơ khí, luyện kim… các ngành đổi mới, sáng tạo (AI) và những ngành mà nước ta có thế mạnh như nông nghiệp và chế biến nông lâm, thủy sản…
Thứ ba, cơ cấu xuất, nhập khẩu hợp lý. Bảo đảm xuất siêu đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong đó trú trọng đến việc xuất các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao nhằm nâng cao giá trị, thu hút vốn, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn lớn của thế giới. Đối với nhập khẩu, chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào, kết hợp nhập khẩu với chuyển giao khoa học công nghệ.
Thứ tư, xác định những ngành hạn chế hoặc không cho phép nước ngoài đầu tư là những ngành nghề có liên quan đến an ninh quốc gia, đến khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế và các ngành nghề qui định theo các điều ước quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có 25 ngành nghề các nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường và 59 ngành nghề các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận có điều kiện, được qui định tại Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thứ năm, xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, chủ động hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, trước hết là xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm minh bảo đảm hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận động và hội nhập. Các chủ thể của nền kinh tế có khả năng tự lập và vươn tầm quốc tế.
Các tiêu chí xây dựng, đồng thời cũng là tiêu chí có thể dùng đánh giá mức độ độc lập tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế. Bước đầu nghiên cứu, có thể đề xuất hai nhóm tiêu chí, trên cơ sở đó hình thành các chỉ tiêu để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Nhóm thứ nhất, năng lực tự chủ của nền kinh tế là độc lập, tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; có thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức tạp, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế... Nhóm này gồm các chỉ tiêu sau:
Một là, cơ cấu ngành kinh tế: Nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam phải là một nền kinh tế tiên tiến, hiện đại.
Hai là, mức tích lũy tự nội bộ nền kinh tế, được tính bằng tỷ lệ tích lũy/GDP. Về nguyên tắc, tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự độc lập tự chủ của nền kinh tế. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào công cụ tích lũy là vàng và ngoại tệ nên khi tỷ lệ tích lũy đạt đến một mức nào đó (khoảng gần 50% trở lên) sẽ phụ thuộc vào giá vàng và tỷ giá, nếu không điều hành vĩ mô tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như trường hợp ở các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
Ba là, tỷ lệ nợ công/GDP là một chỉ số quan trọng để đánh giá về sự bền vững của nền tài chính quốc gia. Nếu nợ chính phủ của một quốc gia quá cao, đây là một dấu hiệu cho thấy quốc gia đó có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, có nguy cơ dẫn tới bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, có trước hợp đặc thù như Mỹ, Nhật Bản có tỷ lệ nợ công/GDP đến hơn 100% nhưng nhờ thực lực của nền kinh tế mạnh và chủ yếu là nợ người dân (phát hành trái phiếu) và thời gian trả nợ dài nên vẫn có khả năng ổn định nền kinh tế. Riêng Nhật Bản hiện tại nợ quốc gia hơn 200% GĐP, đang là cảnh báo của tất cả các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhóm thứ hai, là tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc; bình đẳng, cùng có lợi, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch... Nhóm này gồm các chỉ tiêu:
Một là, độ mở của nền kinh tế, được tính toán bằng công thức: Xuất nhập khẩu/GDP. Khi xuất nhập khẩu/GDP = 1, thì được coi là nền kinh tế mở cửa. Năm 2023, chỉ số này của Việt Nam xấp xỉ = 2, là một trong những nền kinh tế có độ mở nhất nhì thế giới. Ngoài ra xuất khẩu/GDP còn được tính theo 2 chỉ tiêu: Xuất khẩu hàng hóa/GDP, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP. Tỷ trọng này càng cao thì càng thể hiện mực độ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.
Hai là, tỷ lệ GDP khu vực FDI/tổng GDP. Chỉ tiêu này có tính hai mặt. Một mặt thể hiện mức độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, cho thấy mức độ phụ thuộc và lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài. Thông thường, tỷ trọng GDP khu vực FDI/tổng GDP quốc gia khoảng 20% - 30% là tốt nhất, cao hơn là dần chuyển từ phụ thuộc lẫn nhau sang lệ thuộc vào nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Ba là, vốn FDI thực hiện/tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tỷ lệ này ở mức 20% - 30% là bảo đảm cho một nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, cao hơn là dần chuyển từ phụ thuộc vào vốn nước ngoài sang lệ thuộc, tỷ trọng càng cao thì mức độ lệ thuộc càng cao.
Bốn là, xuất khẩu của khu vực FDI/tổng kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tiêu này thể hiện tính quy luật, giai đoạn đầu khi thu hút thành công FDI thì tỷ lệ này thường rất cao, sau đó giảm dần. Hiện tại giá trị sản xuất công nghiệp do khu vực FDI tạo ra trong nền kinh tế Việt Nam rất cao - các doanh nghiệp FDI chiếm 80% giá trị xuất khẩu, đặc biệt hơn còn chiếm 80% giá trị mặt hàng có hàm lượng chất xám cao. Đây là một điểm nghẽn cần quyết tâm, kiên trì tháo gỡ.
P.TT